Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

RƯỢU CẦN HÒA BÌNH – ĐẶC SẢN RƯỢU CẦN DÂN TỘC CỔ TRUYỀN HÒA BÌNH

Rượu cần Hòa Bình là loại rượu được ủ men trong hũ, bình, chóe, không cần qua chưng cất. Rượu cần Hòa Bình là loại đặc sản miền bắc thường được dùng trong các dịp tế lễ thần linh, dịp lễ hội, hay dịp gặp gỡ bạn bè hoặc đám hiếu hỉ có đông người tham dự ở các bản làng của đồng bào Mường. Theo xu thế của cuộc sống Rượu cần Hòa Bình đã được mọi người ở trong những thành phố ưa chuộng và sử dụng. Có thể nói với hương vị đặc biệt Rượu cần Hòa Bình đã chiếm được cảm tính của người dân trong những dịp lễ tết.


Đặc sản rượu cần Hòa Bình


GIỚI THIỆU VỀ RƯỢU CẦN HÒA BÌNH

Không biết từ bao lâu rồi dân tốc Mường của tỉnh Hòa Bình đã tồn tại phong tục uống rượu cần. Đặc sản Miền Bắc Rượu Cần Hòa Bình là một kho tàng trong văn hóa ẩm thực của người Việt nam. Nó được sản xuất theo một kinh nghiệm lâu đời.

Để uống được Rượu cần Hòa Bình bạn phải có cây trúc hoặc ống rỗng. Để ống rỗng có hình dạng mà bạn mong muốn thì phải đem hơ qua lửa rồi uốn theo hình dạng bạn muốn. Điểm đặc thù của những bộ cần này là nó được tạo ra nhờ vào người chủ nên  mỗi bộ cần được tạo ra có những điểm riêng biệt.

Nếu có khách, chủ nhà trải chiếu vuông vắn giữa sàn rồi bưng vò rượu đặt chính giữa chiếu sau đó mời tất cả những người có mặt trong nhà ngồi vòng quanh. Sau những lời hỏi thăm sức khoẻ gia đình, quê quán, chủ nhà mời tất cả cùng chụm môi uống “của vườn, của suối cho bớt mệt nhọc đường xa”. Người Mường gọi đấy là uống bước một (cũng gọi là uống thông cần). Tiếp theo là uống đôi (chủ và khách), uống nam nữ, uống bốn người, uống sáu người và nhiều người nữa. Họ vừa uống vừa hát, hỏi thăm, hát mời, hát tiễn đưa, hát hẹn ước. Ngày nay, rượu cần đã trở thành đặc sản nổi tiếng trên toàn quốc

CÁCH CHẾ BIẾN RƯỢU CẦN HÒA BÌNH
Có thể nói để có một bình rượu đặc sản Miền Bắc ngon thì đây là một đặc sản rất quý hiếm và được làm thật sự công phu. Cách chế biến rượu cần như sau: lấy một nắm lá quế giã nhỏ trộn với bột gạo, nhào kỹ và nắm lại thành từng viên bằng quả trứng gà, đựng vào mủng, mặt bên dưới lót lá chuối khô và đem hong ra chỗ thoáng không có ánh nắng mặt trời để làm nên những bánh men, sau đó chùi sạch cám ở men. Gạo nếp đem ngâm rồi trộn một gạo hai cám đem đồ không đậy vung, dỡ ra để nguội rồi rắc bột men vào cơm nguội, đắp lá chuối lên, phơi khô, cho vào vò phủ một lần lá chuối, lấy tro nhào nước bịt kín lại.. Men là yếu tố quan trọng nhất để có loại rượu cần ngon. Để có bình rượu ngon thì phải ủ trên 3 tháng. Ủ lâu hơn thì càng tốt.

NGUYÊN LIỆU CHẾ BIẾN RƯỢU CẦN HÒA BÌNH

Men:  được làm từ là rừng có tinh dầu, thuốc bắc, gừng, riềng.

Nguyên liệu: Nguyên liệu chính để làm ra rượu cần hòa bình chính là những thứ thông thường như ngô, sắn, gạo  nếp, gạo tẻ, hạt bo bo, kê… Mỗi loại này cho một mùi vị khác nhau.

Chính vì được làm từ những nguyên liệu thiên nhiên nên Rượu Cần hòa bình không có hại cho sức khỏe như gây đau đầu, suy giảm trí nhớ, huyết áp, tim mạch…như các loại rượu nấu bằng men vi sinh hóa học.

CÁCH UỐNG RƯỢU CẦN HÒA BÌNH


Rượu Cần Hòa Bình là đặc sản miền bắc của dân tộc Mường ở Hòa Bình. Sản phẩm rượu cần Hòa Bình  được chế biến từ gạo nếp và men Lá giúp cho mùi vị của rượu thêm đậm đà.

Để sử dụng loại đặc sản này bạn hãy mở nắp và để bụi bay ra thì hãy đập nhẹ vào thân bình và mút thử để giúp thông ống mút. Để uống loại đặc sản này thường có các cặp: chẵn với chẵn và lẻ với lẻ. Rượu uống hết 1/3 bình lại được cho thêm vào cho đến khi nước nhạt thì  mới bỏ đi. Cũng có lúc, theo tục lệ, những người uống rượu cần chia thành hai phe, phe nào uống kém thì sẽ bị phe bên kia đổ nước lên đầu.


SẢN PHẨM RƯỢU CẦN HÒA BÌNH DÙNG KHI NÀO

Đặc sản rượu cần Hòa Bình được dùng trong các dịp:

- Giúp người thân quây quần trong ngày lễ, ngày tết.

- Làm quà tặng gia đình, người thân.

- Để tặng cấp trên, đối tác.

- Để tổ chức sự kiện, khai trương, liên hoan cuối năm.

Hãy tận hưởng không khí ấm cúng, vui vẻ trong dịp tết, lien hoan, hội nghị, khi cả nhà cùng bạn bè quây quần xung quanh vò rượu.

NGHI THỨC CẦN BIẾT KHI UỐNG RƯỢU CẦN HÒA BÌNH

Có thể nói từ Miền Bắc đến Miền Nam mỗi vùng miền của tổ quốc đều có những loại rượu khác nhau. Tất cả những loại rượu của miền xuôi được chưng cất từ cơm gạo hoặc ủ từ hoa quả. Khác với các tỉnh này ở các tỉnh miền núi có một loại rượu Viêt này là rượu cần được làm bằng cách ủ bằng bắp, mì hoặc cơm gạo.

Cách uống của rượu cần có những  nét rất riêng mà không loại rượu nào có được. Loại đặc sản miền bắc này được uống bằng cách dùng một cây trúc, tre rỗng cắm vào trong ghè rượu để uống. Điểm đặc biệt là trong cùng một bình rượu có nơi ngọt, nơi chua… Vì thế bạn có thể thưởng thức ở những chỗ khác nhau để tận hưởng các mùi vị. Điều này sẽ vô cùng thu vị.

Ghè rượu làm bằng đất, tráng men sành sứ với nhiều hình ảnh, họa tiết mang nét văn hóa riêng của từng dân tộc. Uống rượu cần có những nghi lễ độc đáo. Chủ nhà mở chóe rượu và đọc lời cầu khấn đem lại sức khỏe, may mắn cho khách. Sau đó chủ nhà nếm trước một ngụm nhỏ rồi nâng cần trao cho khách. Khách nên đỡ lấy cần bằng hai tay, tay trái đặt lên đầu cần, tay phải cầm phần thân cần sát miệng chóe, nhẹ nhàng vuốt dọc lên rồi uống. Chủ nhà sẽ thân chinh hoặc cử một người, thường là những thiếu nữ mặc váy thổ cẩm thêu hoa văn xinh đẹp, cầm ca (trước kia thường dùng sừng trâu) tiếp nước vào chóe. Người Tây Nguyên uống rượu rất công bằng, cách rót nước như vậy gọi là đong “kang”. Khi rót hết nước trong ca, nghĩa là khách đã uống hết phần rượu. Ngoài ra cũng thường thấy để xét công bằng về lượng rượu cho mỗi người, chủ nhà dùng cành cây gác ngang miệng chóe, có nhánh cắm xuống mặt nước một đoạn chừng một phân. Khi người uống hút rượu, mực nước thấp xuống, đến đoạn đầu nhánh cây là đủ phần mình. 


Nghi thức khi uống rượu cần Hòa Bình

Cho nên, dù không quen uống rượu, đã ngậm cần là phải uống, đến một mức nào đó có thể xin phép chủ nhân trả lại cần. Ở một số nơi, khi cắm cần vào ghè cần phải thận trọng vì nếu vô tình cắm lộn đầu dễ bị hiểu lầm là hành động khiêu khích... Đó là một số nguyên tắc giao tiếp truyền thống trong các cuộc rượu của đồng bào miền núi. Vào những ngày lễ tết, quanh ché rượu cần còn là những cuộc trò chuyện mang nét độc đáo của lối sinh hoạt văn hóa truyền thống. Những kinh nghiệm làm ăn hoặc bao mối tình trong sáng, bao điệu nhạc, lời thơ... đã nảy sinh từ cần rượu vút cong và ánh nhìn tin tưởng, trìu mến...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét