Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Luật sư của gia đình nạn nhân, Phó trạm CSGT Suối Tre Trần Ngọc Sơn, nêu nhiều tình tiết cho là mâu thuẫn trong vụ án, đưa chứng cứ về việc vi phạm nghiêm trọng tố tụng.
Mùa thu đông năm nay trở nên ấm áp hơn với những gam màu nóng, có phần ngọt ngào lên ngôi. Chọn nhiều kiểu mix trang phục cho cả hai để mang lại những ngày đông thêm ấm lại còn cực style nữa.
Hẹn hò lãng mạn cùng Hạ Anh và M-TP

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

RƯỢU CẦN HÒA BÌNH – ĐẶC SẢN RƯỢU CẦN DÂN TỘC CỔ TRUYỀN HÒA BÌNH

Rượu cần Hòa Bình là loại rượu được ủ men trong hũ, bình, chóe, không cần qua chưng cất. Rượu cần Hòa Bình là loại đặc sản miền bắc thường được dùng trong các dịp tế lễ thần linh, dịp lễ hội, hay dịp gặp gỡ bạn bè hoặc đám hiếu hỉ có đông người tham dự ở các bản làng của đồng bào Mường. Theo xu thế của cuộc sống Rượu cần Hòa Bình đã được mọi người ở trong những thành phố ưa chuộng và sử dụng. Có thể nói với hương vị đặc biệt Rượu cần Hòa Bình đã chiếm được cảm tính của người dân trong những dịp lễ tết.


Đặc sản rượu cần Hòa Bình


GIỚI THIỆU VỀ RƯỢU CẦN HÒA BÌNH

Không biết từ bao lâu rồi dân tốc Mường của tỉnh Hòa Bình đã tồn tại phong tục uống rượu cần. Đặc sản Miền Bắc Rượu Cần Hòa Bình là một kho tàng trong văn hóa ẩm thực của người Việt nam. Nó được sản xuất theo một kinh nghiệm lâu đời.

Để uống được Rượu cần Hòa Bình bạn phải có cây trúc hoặc ống rỗng. Để ống rỗng có hình dạng mà bạn mong muốn thì phải đem hơ qua lửa rồi uốn theo hình dạng bạn muốn. Điểm đặc thù của những bộ cần này là nó được tạo ra nhờ vào người chủ nên  mỗi bộ cần được tạo ra có những điểm riêng biệt.

Nếu có khách, chủ nhà trải chiếu vuông vắn giữa sàn rồi bưng vò rượu đặt chính giữa chiếu sau đó mời tất cả những người có mặt trong nhà ngồi vòng quanh. Sau những lời hỏi thăm sức khoẻ gia đình, quê quán, chủ nhà mời tất cả cùng chụm môi uống “của vườn, của suối cho bớt mệt nhọc đường xa”. Người Mường gọi đấy là uống bước một (cũng gọi là uống thông cần). Tiếp theo là uống đôi (chủ và khách), uống nam nữ, uống bốn người, uống sáu người và nhiều người nữa. Họ vừa uống vừa hát, hỏi thăm, hát mời, hát tiễn đưa, hát hẹn ước. Ngày nay, rượu cần đã trở thành đặc sản nổi tiếng trên toàn quốc

CÁCH CHẾ BIẾN RƯỢU CẦN HÒA BÌNH
Có thể nói để có một bình rượu đặc sản Miền Bắc ngon thì đây là một đặc sản rất quý hiếm và được làm thật sự công phu. Cách chế biến rượu cần như sau: lấy một nắm lá quế giã nhỏ trộn với bột gạo, nhào kỹ và nắm lại thành từng viên bằng quả trứng gà, đựng vào mủng, mặt bên dưới lót lá chuối khô và đem hong ra chỗ thoáng không có ánh nắng mặt trời để làm nên những bánh men, sau đó chùi sạch cám ở men. Gạo nếp đem ngâm rồi trộn một gạo hai cám đem đồ không đậy vung, dỡ ra để nguội rồi rắc bột men vào cơm nguội, đắp lá chuối lên, phơi khô, cho vào vò phủ một lần lá chuối, lấy tro nhào nước bịt kín lại.. Men là yếu tố quan trọng nhất để có loại rượu cần ngon. Để có bình rượu ngon thì phải ủ trên 3 tháng. Ủ lâu hơn thì càng tốt.

NGUYÊN LIỆU CHẾ BIẾN RƯỢU CẦN HÒA BÌNH

Men:  được làm từ là rừng có tinh dầu, thuốc bắc, gừng, riềng.

Nguyên liệu: Nguyên liệu chính để làm ra rượu cần hòa bình chính là những thứ thông thường như ngô, sắn, gạo  nếp, gạo tẻ, hạt bo bo, kê… Mỗi loại này cho một mùi vị khác nhau.

Chính vì được làm từ những nguyên liệu thiên nhiên nên Rượu Cần hòa bình không có hại cho sức khỏe như gây đau đầu, suy giảm trí nhớ, huyết áp, tim mạch…như các loại rượu nấu bằng men vi sinh hóa học.

CÁCH UỐNG RƯỢU CẦN HÒA BÌNH


Rượu Cần Hòa Bình là đặc sản miền bắc của dân tộc Mường ở Hòa Bình. Sản phẩm rượu cần Hòa Bình  được chế biến từ gạo nếp và men Lá giúp cho mùi vị của rượu thêm đậm đà.

Để sử dụng loại đặc sản này bạn hãy mở nắp và để bụi bay ra thì hãy đập nhẹ vào thân bình và mút thử để giúp thông ống mút. Để uống loại đặc sản này thường có các cặp: chẵn với chẵn và lẻ với lẻ. Rượu uống hết 1/3 bình lại được cho thêm vào cho đến khi nước nhạt thì  mới bỏ đi. Cũng có lúc, theo tục lệ, những người uống rượu cần chia thành hai phe, phe nào uống kém thì sẽ bị phe bên kia đổ nước lên đầu.


SẢN PHẨM RƯỢU CẦN HÒA BÌNH DÙNG KHI NÀO

Đặc sản rượu cần Hòa Bình được dùng trong các dịp:

- Giúp người thân quây quần trong ngày lễ, ngày tết.

- Làm quà tặng gia đình, người thân.

- Để tặng cấp trên, đối tác.

- Để tổ chức sự kiện, khai trương, liên hoan cuối năm.

Hãy tận hưởng không khí ấm cúng, vui vẻ trong dịp tết, lien hoan, hội nghị, khi cả nhà cùng bạn bè quây quần xung quanh vò rượu.

NGHI THỨC CẦN BIẾT KHI UỐNG RƯỢU CẦN HÒA BÌNH

Có thể nói từ Miền Bắc đến Miền Nam mỗi vùng miền của tổ quốc đều có những loại rượu khác nhau. Tất cả những loại rượu của miền xuôi được chưng cất từ cơm gạo hoặc ủ từ hoa quả. Khác với các tỉnh này ở các tỉnh miền núi có một loại rượu Viêt này là rượu cần được làm bằng cách ủ bằng bắp, mì hoặc cơm gạo.

Cách uống của rượu cần có những  nét rất riêng mà không loại rượu nào có được. Loại đặc sản miền bắc này được uống bằng cách dùng một cây trúc, tre rỗng cắm vào trong ghè rượu để uống. Điểm đặc biệt là trong cùng một bình rượu có nơi ngọt, nơi chua… Vì thế bạn có thể thưởng thức ở những chỗ khác nhau để tận hưởng các mùi vị. Điều này sẽ vô cùng thu vị.

Ghè rượu làm bằng đất, tráng men sành sứ với nhiều hình ảnh, họa tiết mang nét văn hóa riêng của từng dân tộc. Uống rượu cần có những nghi lễ độc đáo. Chủ nhà mở chóe rượu và đọc lời cầu khấn đem lại sức khỏe, may mắn cho khách. Sau đó chủ nhà nếm trước một ngụm nhỏ rồi nâng cần trao cho khách. Khách nên đỡ lấy cần bằng hai tay, tay trái đặt lên đầu cần, tay phải cầm phần thân cần sát miệng chóe, nhẹ nhàng vuốt dọc lên rồi uống. Chủ nhà sẽ thân chinh hoặc cử một người, thường là những thiếu nữ mặc váy thổ cẩm thêu hoa văn xinh đẹp, cầm ca (trước kia thường dùng sừng trâu) tiếp nước vào chóe. Người Tây Nguyên uống rượu rất công bằng, cách rót nước như vậy gọi là đong “kang”. Khi rót hết nước trong ca, nghĩa là khách đã uống hết phần rượu. Ngoài ra cũng thường thấy để xét công bằng về lượng rượu cho mỗi người, chủ nhà dùng cành cây gác ngang miệng chóe, có nhánh cắm xuống mặt nước một đoạn chừng một phân. Khi người uống hút rượu, mực nước thấp xuống, đến đoạn đầu nhánh cây là đủ phần mình. 


Nghi thức khi uống rượu cần Hòa Bình

Cho nên, dù không quen uống rượu, đã ngậm cần là phải uống, đến một mức nào đó có thể xin phép chủ nhân trả lại cần. Ở một số nơi, khi cắm cần vào ghè cần phải thận trọng vì nếu vô tình cắm lộn đầu dễ bị hiểu lầm là hành động khiêu khích... Đó là một số nguyên tắc giao tiếp truyền thống trong các cuộc rượu của đồng bào miền núi. Vào những ngày lễ tết, quanh ché rượu cần còn là những cuộc trò chuyện mang nét độc đáo của lối sinh hoạt văn hóa truyền thống. Những kinh nghiệm làm ăn hoặc bao mối tình trong sáng, bao điệu nhạc, lời thơ... đã nảy sinh từ cần rượu vút cong và ánh nhìn tin tưởng, trìu mến...

Đặc sản nem chua Thanh Hóa

Không chỉ góp mặt trong bữa cơm những ngày lễ tết, nem chua còn là món quà đãi khách quý đến chơi của người Thanh Hóa.
Trước kia, người Thanh Hóa chỉ làm nem chua trong các dịp lễ, tết, cưới hỏi hoặc các ngày hội đặc biệt trong năm, chủ yếu tự phục vụ là chính. Đến những năm 70 của thế kỷ 20, nghề làm nem chua dần hình thành và phát triển ở thành phố Thanh Hóa để phục vụ nhu cầu của người dân trong và ngoài tỉnh. Các cơ sở sản xuất chế biến và kinh doanh nem chua mở ra nhiều hơn, có thể kể đến các thương hiệu nổi tiếng như: nem Gốc Đa, nem chua bà Thường ở cống Tân An, nem bà Năm ở Trường Thi, nem VIP, nem Cương Dũng, nem Vũ Linh…
ggg.jpg
Những chiếc nem chua dài hấp dẫn và bắt mắt được du khách biết đến và đặt mua nhiều nhất.
Dọc Quốc lộ 1A vào cửa ngõ Thanh Hóa, du khách khi dừng lại ven đường, tại các trạm dừng chân Bỉm Sơn, cầu Tào Xuyên, Hàm Rồng, nhà ga hay bến xe... đều dễ dàng mua được những chiếc nem chua xinh xắn làm quà. Người dân Thanh Hóa khắp mọi miền đất nước, dù bận trăm công nghìn việc, dù mang vác nặng nề cũng cố đem vài chục chiếc làm quà biếu.
Nem chua có nhiều loại: Nem dài, nem vuông, nem cối, nem thính, nem nướng… Tùy nhu cầu sử dụng mà làm ra. Nem chua chỉ gồm bì lợn thái chỉ, thịt mông nạc, thính gạo, gói cùng lá đinh lăng hoặc lá ổi bánh tẻ và các gia vị đặc trưng, để tạo ra một chiếc nem chua ngon đúng điệu cần phải có bí quyết gia truyền riêng.
Thịt lợn được chọn làm nem phải là thịt mông nạc, được lọc rất kỹ để không bị dính mỡ, gân, đem thái thật mỏng cho vào cối giã nhỏ mịn hoặc xay nhuyễn. Bì lợn dùng làm nem là loại bì chủ yếu ở phần lưng và hông con lợn để đảm bảo độ dày, dai và giòn. Khi mua về sẽ được cạo sạch lông, luộc chín, lọc bỏ hết mỡ, thái chỉ nhỏ hoặc bỏ vào máy chuyên dụng để tuốt như miến sợi. Sau đó, trộn bì với thịt nạc, nêm muối tinh rang khô, nước mắm ngon, mì chính hạt tiêu và thính.
dh.jpg
Thịt heo và bì lợn tươi dùng để gói nem phải khô ráo, không dính nước, gân hoặc mỡ.
Thính là thành phần quan trọng làm nên hương vị riêng của từng loại nem. Thính được làm từ gạo rang chín vàng xay nhỏ có mùi thơm rất hấp dẫn. Gạo loại nào và tra thính tỉ lệ nhiều hay ít, sớm hay muộn là bí quyết riêng của từng nhà nem. Sau khi tra thính phải nhanh tay gói nem để đảm bảo độ tươi và kết dính của nguyên liệu.
Khâu gói nem là cả một nghệ thuật, đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ của nghệ nhân. Lá chuối tươi rửa sạch, lau khô, đem tước bỏ phần dọc lá, tùy loại nem để xé lá, lá nhỏ bên trong, lá to bên ngoài. Khi gói, lót một lớp túi ni lông mỏng lên trên rồi mới cho nguyên liệu chính vào giữa. Tỏi, ớt thái lát dài, lá đinh lăng, bạc hà hoặc ổi được ép vào khối thịt rất khéo và đẹp mắt. Các lớp lá chuối bọc càng dày thì quá trình lên men càng nhanh và hương vị thơm ngon của món ăn được lưu giữ lâu lơn.
fqo1387209007.jpg
Lá chuối xanh mướt bọc bên trong một thức ăn chơi ngon đến lạ.
Quá trình “chín” của trái nem tùy thuộc vào thời tiết, mùa hè thì độ một ngày đêm, mùa đông thì khoảng 2 đến 3 ngày nem mới lên men và đem ra dùng được. Khi nem “chín”, người dùng bóc từng lớp lá bên ngoài là đã có thể cảm nhận rõ mùi thơm chua dịu đặc trưng đầy hấp dẫn của món ăn.
Nem chua xứ Thanh thường được chấm cùng tương ớt cay. Vị ngọt của thịt heo quyện hòa với vị chua thanh nhẹ, vị cay của ớt tỏi, thơm bùi và sần sật dai dai của bì làm say đắm lòng người, chẳng dễ gì mà quên được.
Không chỉ là sản vật để những người con xa quê nhớ về, nem chua còn là món quà thết khách đầy mời gọi của quê hương Thanh Hóa, góp phần làm phong phú kho tàng ẩm thực dân tộc Việt.
SÚP LƯƠN (NGHỆ AN)
Làm món súp lươn cũng rất công phu. Lươn được làm sạch nhớt để gỡ lấy thịt. Nhiều nghệ nhân có kinh nghiệm còn bày cho con cháu cách làm lươn truyền thống, không dùng dao mà phải lấy cật tre mà lọc thịt để tránh vị tanh. Loại lươn được chọn là lươn đồng bắt được từ vùng quê lúa Yên Thành (bắc Nghệ An). Lươn được làm sạch nhớt để gỡ lấy thịt. Thật là lắm công phu khi nhiều người đầu bếp có kinh nghiệm còn bày cho con cháu cách làm lươn truyền thống, không dùng dao mà phải lấy cật tre mà lọc thịt để tránh vị tanh.  
Thịt lươn sau khi làm sạch sẽ được xào chung với nghệ, ớt, tiêu xay. Nước dùng được ninh từ xương lợn, bò, xương cá và đặc biệt phải là xương lươn.Đặc biệt là không thể thiếu hành tăm- thứ hành chỉ có ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Chính những củ hành tăm bé bé mới làm dậy lên được mùi thơm của lươn, tạo nên vị cay nồng cho món súp. Nếu ăn món này mà không cay thì không còn gì thú vị.
Múc vào bát, miếng lươn vẫn còn nguyên. Ăn rất mềm, đồng thời cũng đã ngấm hết vị cay, mùi thơm của ớt, của hành. Có màu vàng óng của nghệ, màu xanh của lá mùi tàu hay hành tươi.
Súp lươn thường ăn kèm với bánh mì hoặc bánh mướt (giống bánh cuốn nhưng người ta ko cuốn lại và ko có nhân). Bánh mướt được tráng mỏng, không nhân. Được cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn.
Với cách chế biến đặc biệt và hương vị hết sức đặc trưng không nơi đâu có được, món súp lươn đã trở thành "niềm tự hào xứ Nghệ". Là nỗi nhớ, niềm thương của những người con xứ Nghệ khi xa quê và tạo ấn tượng trong tâm trí của du khách một lần đến với đất Nghệ An.


Công dụng ít biết của táo mèo

(GDVN) - Táo mèo có vị chua ngọt, tính hơi ấm, quy kinh can, tì, vị, thuộc nhóm thuốc tiêu thực hóa tích, giúp tiêu hóa do tăng bài tiết axit mật và pepsin dịch vị. Công dụng chủ yếu là điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều thịt, dầu mỡ, trẻ em uống sữa không tiêu.
Theo Y học cổ truyền, táo mèo có vị chua ngọt  thuộc nhóm tiêu thực hóa tích, giúp dịch vị tăng bài tiết acid mật và pepsin dịch vị, chủ yếu điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều thịt, dầu mỡ, trẻ em ăn sữa không tiêu, giúp ăn ngon miệng.

Dịch chiết táo mèo có tác dụng ức chế trực khuẩn E.Coli, lỵ, bạch hầu, thương hàn, tụ cầu vàng khá mạnh.                                                        

Nghiên cứu hiện đại cho thấy: Táo mèo có tác dụng kháng khuẩn, cường tim, làm giãn mạch vành, chống rối loạn nhịp tim, hạ áp, bảo vệ tế bào gan, tăng cường công năng miễn dịch, trấn tĩnh an thần, ức chế ngưng tập tiểu cầu, điều chỉnh rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, phòng ngừa đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, béo phì, viêm cầu thận cấp và mãn tính, hậu sản, ứ trệ, giảm kích thích ruột, tiêu chảy, lỵ.

Một số vài thuốc từ quả táo mèo tham khảo theo website duocphucvinh.com và báo Khánh Hòa:

1. Chữa trị chứng đầy bụng: Bạn lấy 30g táo mèo khô, sắc lấy nước uống thay trà trong ngày, cần uống 2-3 ngày.

2.  Chữa rối loạn mỡ máu: Bạn lấy 50g táo mèo thái phiến đem nấu với 50g gạo tẻ thành cháo. Sau đó, bạn cho đường phèn vừa ngọt, chia vài lần ăn trong ngày.

Táo mèo

3. Trị huyết áp cao, phòng biến chứng: Bạn sao đen 12g táo mèo, 12g thảo huyết minh, 9g hoa cúc trắng. Sau đó, bạn tán nhỏ hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 20 phút, có thể uống thay trà trong ngày.

4. Tăng cường khả năng tiêu hóa: Dùng 200gr táo mèo, rửa sạch, bỏ hạt ngâm với 300 ml rượu trắng (chú ý ngày lắc bình 1 lần). Sau một tuần đem ra uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15 ml. Sau khi uống hết rượu, trái táo mèo còn lại trộn với đường kính ăn dần.

5. Chữa gan nhiễm mỡ: Mỗi ngày ăn 5-7 quả táo mèo, hoặc dùng 10-15 quả sắc nước uống.

6. Chữa cao huyết áp, mỡ máu cao: Táo mèo 15gr, lá sen 15gr sắc nước uống thay trà trong ngày.

Ngoài các cách chữa bệnh trên, bạn có thể học theo bí quyết của ngườiVermont, dùng giấm táo mèo để giữ gìn sức khỏe như sau:

1. Trị đau họng: Bạn súc họng 1 lần/giờ bằng cốc nước có pha một thìa giấm táo và mật ong.

2. Viêm xoang, chảy nước mũi, nước mắt: Mỗi ngày, vào bữa ăn, bạn uống một cốc nước có pha hai thìa giấm táo, một ít mật ong và nhai thêm một miếng sáp ong (nhả bã).

3. Đau nhức: Bạn lấy lòng đỏ trứng gà đánh với một thìa lớn giấm táo và một thìa nhỏ tinh dầu thông bôi lên vùng da nơi đau nhức và xoa mạnh.

4.  Đau bàng quang: Mỗi bữa ăn, uống một cốc nước có pha hai thìa nhỏ giấm táo và mật ong, khi tiểu sẽ tốt hơn.

5. Mất ngủ, suy nhược mãn tính: Bạn chuẩn bị một bình nước pha sẵn ba thìa nhỏ giấm táo và một ít mật ong cạnh giường ngủ. Trước khi ngủ, bạn uống hai thìa nhỏ. Thông thường chỉ sau nửa giờ là bạn đã chìm vào giấc ngủ.

Nếu sau một giờ, bạn vẫn thức, bạn có thể uống tiếp hai thìa nữa. Cứ mỗi lần thức giấc, khó ngủ lại uống tiếp hai thìa. Thuốc ngủ này lành, có thể dùng lâu dài.

Ngoài ra, người ta còn sử dụng quả táo mèo để ngâm rượu hay làm giấm táo mèo kết hợp với mật ong. Giấm táo mèo - mật ong có thể có tác dụng với bệnh nhân bị suy nhược mạn tính,giúp tăng huyết áp, chữa ho, viêm amidan.

Cách làm giấm táo mèo:

1kg táo mèo, rửa sạch, để ráo nước. Bổ nhỏ táo, để cả hột, cho 3 lít nước sôi để nguội còn âm ấm với 2 quả chuối tây, đựng trong lọ thủy tinh, dùng vải màn bịt kín miệng lọ. Sau một tháng lọc lấy nước giấm táo dùng dần. Giấm có màng là tốt. Thấy có muỗi bay ra là giấm hỏng, phải làm lại
.